So sánh giữa sofa nhập khẩu và sofa nội địa
Những năm gần đây người Việt thường có xu hướng lựa chọn những bộ sofa nhập khẩu thay vì những bộ sofa nội địa. Hầu hết mọi người đều có thói quen ưa chuộng hàng ngoại hơn, bởi sự đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, sự sang trọng, đẳng cấp mà sofa nhập khẩu cao cấp mang lại. Tuy nhiên các dòng sofa nội địa cũng có chất lượng và giá cả không kém. Vậy một câu hỏi được đặt ra sofa nhập khẩu có thực sự tốt hơn sofa nội địa? Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
So sánh giữa sofa nhập khẩu và sofa nội địa
- Sofa nhập khẩu
Sofa nhập khẩu cao cấp luôn được ưa chuộng, yêu thích tại Việt Nam, bởi nhưng ưu thế vượt trội như:
- Bởi với lịch sử hàng trăm năm trong ngành sản xuất sofa, cùng với sự đầu tư công nghệ cũng như chất xám và sự nâng cao tay nghề theo thời gian nên những sản phẩm sofa da nhập khẩu luôn đạt tới đỉnh cao của độ tinh xảo, kiểu dáng đa dạng, độ bền vượt trội. Từ chất liệu da đến kiểu dáng kích thước cũng như là mẫu mã.
- Sofa nhập khẩu thường sẽ có kiểu dáng, mẫu mã rất phong phú do được thiết kế để phục vụ thị hiếu đa dạng của dân cư các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật với những đường nét, hình khối tinh tế.
- Sofa nhập khẩu được sản xuất với một dây chuyền hiện đại, chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với sofa trong nước. Các quốc gia có dây chuyền sản xuất sofa hàng đầu thế giới có thể kể đến như Italia, Malaysia,… đều là những nước có bề dày lịch sử về lĩnh vực sản xuất ghế sofa xuất khẩu đi các nước phương tây lâu năm.
Tuy nhiên các dòng sofa nhập khẩu giá thành thường rất cao, đối với những gia đình có khả năng kinh tế trung bình hoặc thấp thì khó có thể mua được.
- Sofa nội địa
Không chỉ các dòng sofa nhập khẩu mà sofa nội địa cũng có nhiều ưu điểm như:
- Trước tiên chúng ta cần bàn đến giá cả, những bộ ghế được sản xuất trong nước là những bộ ghế sofa giá rẻ bởi chúng không mất phí vận chuyển, quãng đường càng xa thì giá của sofa càng cao, hơn thế nữa là việc đóng thuế nhập khẩu sofa trong nước sẽ không phải chịu là điều chắc chắn.
- Thiết kế của những bộ sofa này phù hợp với văn hóa và bản sắc của Việt Nam từ màu sắc tới kiểu dáng.
- Bạn có thể biết chính xác xuất xứ của bộ ghế được sản xuất bởi xưởng uy tín hay không, bạn có thể lựa chọn sản phẩm bằng cách trực tiếp đến tận xưởng tham quan, quan sát quá trình sản xuất ghế cũng như đưa ra các yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước hợp lý cho không gian nhà bạn thậm chí có thể thể hiện thiết kế theo sở thích của bạn.
Tuy nhiên sofa nội địa cũng có mặt hạn chế của nó:
- Công nghệ sản xuất ghế sofa ở Việt Nam chưa có công nghệ hiện đại. Các nhà sản xuất trong nước chưa có được công nghệ tốt nhất cho sản xuất sofa da, sofa nỉ nhất là các loại sofa cao cấp.
- Chất lượng da tại Việt Nam không thể so sánh được với các loại da bò cao cấp của Ý.
- Sự sang trọng, hiện đại của sofa nội địa cũng kém hơn so với các loại sofa nhập khẩu.
Nên chọn sofa nhập khẩu hay sofa nội địa?
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của gia đình bạn để lựa chọn nên mua sofa nhập khẩu cao cấp hay sofa sản xuất trong nước. Chúng tôi khuyên bạn:
- Nếu gia đình bạn có nền tảng tài chính tốt nên chọn những dòng sofa nhập khẩu, bới giá trị mà nó đem lại luôn tương xứng với số tiền bạn bỏ ra.
- Còn nếu kinh tế không cho phép thì bạn nên chọn những dòng sofa nội địa, chất lượng cũng rất tốt, giá thành lại phải chăng.
Dù là sofa nhập khẩu hay sofa nội địa đều có nhưng ưu điểm và hạn chế của nó, với những chia sẻ ở trên của nội thất hùng thuận phát, chúng tôi tin bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất. Gọi đến số hotline 0939 353 646 đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn.
XEM THÊM :
- Mẫu nhà biệt thự cổ điển duyên dáng với bàn ăn cổ điển Châu Âu
- Cách chọn mua giường ngủ phù hợp với gia đình
- Cách chọn sofa da
- Những phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu trên thế giới
- Cuộc sống đơn giản với những bộ bàn ăn mang phong cách hiện đại
- Những mẫu bàn ghế sofa giá rẻ TP Hồ Chí Minh
- So sánh sự khác nhau giữa bàn trang điểm nhập khẩu với bàn trang điểm công nghiệp
- Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF
- Nội thất phòng ăn tiện nghi và sang trọng
- Bí quyết lựa chọn bàn trà đẹp cho phòng khách